Đau bụng kinh thường gặp ở phụ nữ khi đến kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên trong một số trường hợp, nhiều người bị đau bụng dữ dội ảnh hưởng tới sinh hoạt. Và rất có thể đó là triệu chứng của một bệnh lý nghiêm trọng.
Những triệu chứng đau bụng kinh thường gặp
Đau bụng trong kỳ kinh nguyệt thường có biểu hiện như sau:
- Đau liên tục và co thắt ở vùng bụng dưới
- Cơn đau bắt đầu từ 1-3 ngày trước kỳ kinh và đau đỉnh điểm vào ngày đầu chu kỳ. Sau đó cơn đau sẽ giảm xuống trong 3 ngày.
- Đau âm ỉ liên tục
- Đau lan ra lưng và xuống đùi
- Cảm thấy tức bụng
Ở mức độ nghiêm trọng, đau bụng kinh sẽ có biểu hiện:
- Khó chịu ở dạ dày, buồn nôn
- Phân lỏng
- Nhức đầu, chóng mặt
6 nguy cơ tiềm ẩn khi bị đau bụng kinh dữ dội
U xơ tử cung
Thực chất, u xơ tử cung là u lành tính nên ít gây biến chứng ung thư về sau. Khối u này thường teo đi sau khi sinh hoặc khi bạn đã ở độ tuổi mãn kinh. Thế nhưng điều đó không có nghĩa là khối u này không gây nguy hiểm. Nếu bạn đang ở trong độ tuổi sinh sản mà mắc u xơ tử cung thì có thể gặp một số triệu chứng như:
– Táo bón, đại tiện ra máu
– Đau bụng dưới và vùng chậu dữ dội
– Bí tiểu, tiểu rắt, thậm chí có thể gây suy thận
– Ra nhiều máu trong kỳ “đèn đỏ” khiến cơ thể mệt mỏi, uể oải
Ung thư cổ tử cung
Trong giai đoạn đầu, ung thư cổ tử cung chưa có biểu hiện gì rõ ràng. Tuy nhiên, khi các tế bào ác tính xâm nhập và phát triển sẽ gây ra một số triệu chứng như:
– Tiết dịch âm đạo bất thường
– Đau vùng chậu, vùng dưới rốn, đau bụng kinh dữ dội
– Đau hoặc phù chân
– Chảy máu âm đạo bất thường
– Đau khi giao hợp
Nếu cơ thể xuất hiện các triệu chứng trên, bạn cần thăm khám ngay với bác sĩ có chuyên môn. Phát hiện và điều trị bệnh sớm sẽ tránh được các biến chứng nặng làm ảnh hưởng đến tính mạng.
Hẹp cổ tử cung
Nguyên nhân gây bệnh có thể do bẩm sinh hoặc do nạo hút thai tác động đến cổ tử cung. Khi cổ tử cung bị co hẹp, bạn thường đau bụng nhiều trong kỳ “đèn đỏ”. Tình trạng này còn gây đau đớn khi quan hệ tình dục, chảy máu âm đạo bất thường, vô kinh. Người bệnh có thể khó có thai do tinh trùng bị cản trở, không thể di chuyển vào buồng tử cung đến vòi trứng.
Viêm vòi trứng
Vòi trứng bị viêm có thể là do viêm nhiễm hoặc u nang buồng trứng. Trong thời kỳ rụng trứng, bệnh này sẽ khiến cho trứng khó di chuyển qua vòi trứng hơn.
Lạc nội mạc tử cung
Trong tử cung phụ nữ thường có các lớp mô gọi là nội mạc tử cung. Mỗi tháng, khi đến kỳ “đèn đỏ”, các mô này sẽ bong ra và được đẩy ra ngoài cơ thể. Thế nhưng do một số yếu tố tác động mà các mô đi lạc vào trong khoang bụng, buồng trứng, ruột hay trực tràng… rồi bám lại ở đó phát triển. Tình trạng trên gọi là lạc nội mạc tử cung. Một số người khi mắc bệnh này sẽ không có biểu hiện gì khác lạ, một số người phải đối mặt với cơn đau bụng kinh dữ dội đi kèm với chóng mặt, mệt mỏi, chân tay run rẩy…
Viêm vùng chậu mãn tính
Đau bụng dữ dội trong kỳ “đèn đỏ” cũng có thể là nguyên nhân gây ra viêm vùng chậu. Bệnh này có thể lây truyền qua đường tình dục hoặc có thể do u nang bị nhiễm trùng. Bệnh rất dễ tái phát và trở thành mãn tính. Do vậy chị em cần đi kiểm tra sớm nếu có dấu hiệu đau bụng bất thường.
Khi bị đau bụng kinh dữ dội bạn nên đến bệnh viện có chuyên môn để thăm khám. Cần kiểm tra cẩn thận để chắc chắn rằng đây là tình trạng bình thường chứ không phải là dấu hiệu của bệnh phụ khoa. Nếu bạn cần tư vấn hoặc đặt lịch khám vui lòng liên hệ tới hotline 19001806 để được hỗ trợ.