Mụn rộp sinh dục – căn bệnh quen thuộc nhưng không phải ai cũng hiểu rõ

88 / 100

Mụn rộp sinh dục (Herpes sinh dục) là bệnh lý nhiễm khuẩn đường sinh dục do virus Herpes. Virus xâm nhập vào cơ thể sẽ gây ra nhiều tác động tiêu cực tới sức khỏe của người bệnh. 

mun-rop-sinh-duc-can-benh-quen-thuoc-nhung-khong-phai-ai-cung-hieu-ro-01

Mụn rộp sinh dục là bệnh gì?

Mụn rộp sinh dục là bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến do virus Herpes Simplex (HSV) gây ra. Herpes được phân thành hai loại: Herpes loại 1 (HSV-1) và Herpes loại 2 (HSV-2). Hầu hết các trường hợp bệnh Herpes sinh dục đều do nhiễm virus HSV-2. Trong khi đó HSV-1 thường là nguyên nhân gây ra mụn rộp ở miệng hay loét môi.

Hầu hết những người bị Herpes sinh dục không biết mình mắc bệnh do ít có biểu hiện lâm sàng hoặc triệu chứng nhẹ.

 

Mụn rộp sinh dục lây nhiễm qua đường nào?

mun-rop-sinh-duc-can-benh-quen-thuoc-nhung-khong-phai-ai-cung-hieu-ro-02

Virus HSV gây bệnh thông qua vùng niêm mạc da tại bộ phận sinh dục hoặc những vị trí da trầy xước.

Bạn có thể bị nhiễm bệnh nếu dùng chung các dụng cụ ăn uống hoặc hôn môi với người bệnh. 

Ngoài ra, nếu đang có vết loét lạnh mà hoạt động tình dục trong thời gian đó, bạn cũng có thể mắc bệnh.

 

Triệu chứng thường gặp khi mắc mụn rộp sinh dục

Nhìn chung, có khoảng hơn 10% người bệnh có virus HSV trong cơ thể nhưng không biểu hiện thành bệnh. Chỉ khi gặp các điều kiện thuận lợi như bệnh tật, sức đề kháng suy giảm, cơ thể suy nhược, trầm cảm, phẫu thuật, quan hệ tình dục thô bạo hay với tần suất cao, dị ứng… thì các virus này mới bùng phát gây ra bệnh.

Các triệu chứng Herpes sinh dục phổ biến nhất là vết loét ở bộ phận sinh dục hoặc ở miệng. Tuy nhiên, phần lớn các trường hợp Herpes sinh dục không có bất kỳ biểu hiện nào.

  • Triệu chứng bệnh Herpes sinh dục ở nam giới

Triệu chứng phổ biến là một cụm vết rộp đau, thường xuất hiện trên dương vật hoặc hậu môn. Các triệu chứng có thể kéo dài đến vài tuần rồi biến mất. Chúng có thể trở lại trong vài tuần, vài tháng hoặc nhiều năm. 

Tại khu vực bị nhiễm mụn rộp sinh dục, người bệnh sẽ có cảm giác đau rát. Một số trường hợp còn xuất hiện triệu chứng kèm theo như: nhức đầu, sốt, tiểu buốt, đau các cơ xương. Nếu không được điều trị, lâu ngày các nốt mụn đỏ sẽ tạo thành từng cụm hay từng mảng hình tròn hoặc hình cầu. Màu sắc các nốt cũng chuyển dần từ màu đỏ sang màu trắng hoặc vàng.

Sau vài ngày, các nốt mụn sẽ vỡ ra gây các vết loét có vảy, tạo cảm giác đau đớn. Các vết loét này sẽ tự khô lại và đóng vảy trong khoảng từ 5 ngày đến 2 tuần. Vết loét có thể tự khỏi nhưng rất dễ tái phát.

  • Triệu chứng bệnh Herpes sinh dục ở nữ giới

Triệu chứng phổ biến là một loạt các vết loét phồng rộp ở âm hộ, cổ tử cung, hậu môn. Các triệu chứng có thể kéo dài vài tuần rồi biến mất. Chúng cũng có thể trở lại trong vài tuần, vài tháng hoặc nhiều năm. Bác sĩ hoặc y tá có thể cho bạn biết vết loét có phải do virus Herpes gây ra hay không bằng cách quan sát hoặc kiểm tra dịch từ vết loét.

Đầu tiên vết loét chỉ là những nốt mụn nước nhỏ màu đỏ. Người nhiễm bệnh có cảm giác đau tại các vị trí có nốt. Sau vài ngày các nốt mụn này sẽ phát triển thành mủ. Các mụn mủ này vỡ ra tạo thành các ổ viêm loét, gây cảm giác đau đớn cho người bệnh. Vài ngày sau các ổ loét này sẽ đóng vảy và tự khỏi. Tuy nhiên triệu chứng có thể sẽ lặp lại khi tái phát bệnh.

Ngoài các vết loét, nữ giới có thể xuất hiện các triệu chứng kèm theo như sưng hạch bạch huyết, mệt mỏi, đau đầu, sốt nhẹ.

 

Mụn rộp sinh dục gây hại như thế nào đến người bệnh?

Các vết loét do mụn rộp sinh dục gây ra khiến người bệnh đau đớn, khó chịu. Người bệnh mụn rộp sinh dục khi quan hệ tình dục sẽ đau rát, giảm khoái cảm, đi tiểu buốt, tiểu rắt, nặng hơn có thể đi tiểu ra máu hoặc dịch mủ.

Bệnh xuất hiện ở nơi dễ thấy như miệng, môi, má, đùi… gây mất tự tin, e ngại, xấu hổ. Bệnh tái phát nhiều lần khiến người bệnh dễ chán nản, bi quan, bỏ điều trị.

Nếu phụ nữ đang mang thai bị nhiễm HSV, thai nhi cũng có thể bị nhiễm trong khi sinh. Vì vậy, nếu có vết loét hoặc dấu hiệu cảnh báo về sự bùng phát bệnh tại thời điểm sinh nở, thai phụ có thể cần phải sinh mổ để giảm nguy cơ nhiễm trùng. 

Phụ nữ mắc mụn rộp sinh dục khi mang thai dễ bị sảy thai, sinh non, lây truyền sang con. Em bé bị mụn rộp sinh dục bẩm sinh có nguy cơ bị tổn thương não, mù mắt, mờ mắt, thậm chí là tử vong do nhiễm khuẩn máu.

 

Điều trị bệnh bằng phương pháp nào?

mun-rop-sinh-duc-can-benh-quen-thuoc-nhung-khong-phai-ai-cung-hieu-ro-03

Điều trị bệnh chủ yếu là làm giảm các triệu chứng. Sử dụng thuốc kháng virus có thể rút ngắn thời gian và mức độ nghiêm trọng của đợt bùng phát. Nếu sử dụng hằng ngày có thể làm giảm số lượng các lần tái phát. Đây được gọi là liệu pháp ức chế. Trong một số trường hợp, liệu pháp ức chế có thể ngăn chặn sự bùng phát trong một thời gian dài. Nó cũng làm giảm nguy cơ truyền herpes từ người bị mắc phải cho người khác.

 

Những biện pháp giúp giảm nguy cơ truyền virus herpes cho bạn tình:

  • Nói với đối phương rằng bạn bị mụn rộp sinh dục trước khi có quan hệ tình dục.
  • Có thể lây nhiễm HSV cho người khác ngay cả khi bạn không có vết loét. Virus có thể xuất hiện trên da trước và sau khi bùng phát. Sử dụng bao cao su có thể làm giảm nguy cơ bị nhiễm HSV, tuy nhiên không đảm bảo 100%. Những vùng da có virus nhưng không được bao bọc bởi bao cao su có thể lây nhiễm.
  • Hãy cảnh giác với các triệu chứng loét. Tránh tiếp xúc tình dục cho đến một vài ngày sau khi các vảy biến mất. Rửa tay bằng xà phòng và nước sau khi tiếp xúc hoặc nghi ngờ tiếp xúc với vết loét. 

 

Trên đây là một vài chia sẻ của các chuyên gia về chứng mụn rộp sinh dục. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, bạn nên đi khám bác sĩ ngay khi có bất cứ dấu hiệu nào cảnh báo mắc bệnh. Nếu bạn cần sự giúp đỡ, hãy gọi ngay tới hotline 19001806 để được hỗ trợ.

Hãy nhận xét nội dung của tôi !

%d bloggers like this: