Đừng Coi Thường Bệnh Béo Phì Của Trẻ Em

dung-coi-thuong-benh-beo-phi-o-tre-em

Cuộc sống hiện đại, tiện lợi và dư giả khiến nhiều bậc phụ huynh chiều con quá mức. Đặc biệt trong chế độ ăn uống hàng ngày, dẫn đến nguy cơ béo phì của trẻ. Vậy làm thế nào để trẻ vừa tăng trưởng tốt lại không bị béo phì? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Chỉ mẹ cách tính chỉ số béo phì của trẻ

Cách tính chỉ số béo phì dựa trên chỉ số BMI được tính từ cân nặng và chiều cao của trẻ.

BMI = Cân nặng (kg) / [Chiều cao (m)] 2

chi-so-do-bmi-ti-le-beo-phi-cua-tre

Trong đó BMI là chỉ số khối cơ thể:

  • Nếu BMI < 18,5: Trẻ bị thiếu cân.
  • Nếu 18,5 ≤ BMI < 25: Cân nặng của trẻ bình thường.
  • Nếu 25 ≤ BMI < 30: Trẻ bị thừa cân.
  • Nếu 30 ≤ BMI < 35: Trẻ béo phì cấp độ I.
  • Nếu 35 ≤ BMI < 40: Trẻ béo phì cấp độ II.
  • Nếu 40 ≤ BMI < 50: Trẻ béo phì cấp độ III.
  • Nếu BMI ≥ 50: Siêu béo phì cấp độ IV.

Hậu quả của béo phì đối với cơ thể trẻ

Béo phì ở trẻ em là yếu tố nguy cơ gây nên béo phì khi trưởng thành. Ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe cơ thể trẻ cũng như về sau này.

  • Rối loạn tâm lý

beo-phi-cua-tre-khien-roi-loan-tam-ly

Trẻ béo phì thường vụng về, chậm chạp, hay bị bạn bè trêu chọc ảnh hưởng đến tâm lý và khả năng học tập.

Béo phì gây rối loạn hormone và dễ mắc các bệnh hội chứng chuyển hóa. Đối với những bé gái béo phì dễ dậy thì sớm, dễ bị vô kinh hoặc kinh nguyệt không đều. Bên cạnh đó, béo phì làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Nguyên nhân là do thường xuyên dung nạp quá nhiều đường vào cơ thể khiến insulin luôn trong tình trạng cao đột biến. Sự tăng tiết insulin nhưng bị khối mỡ ức chế hoạt động nên đường huyết tăng gây ra tiểu đường type II.

  • Rối loạn tiêu hóa

roi-loan-tieu-hoa-cua-tre-beo-phi

Trẻ dễ bị sỏi trong gan, gan nhiễm mỡ sớm do bởi hấp thu quá nhiều đường và chất béo gây tích tụ lại trong gan.

  • Cao huyết áp

beo-phi-cua-tre-dan-den-cao-huyet-ap-tieu-duong

Qua nghiên cứu có đến khoảng 20-30% trẻ béo phì có dấu hiệu bị cao huyết áp.

  • Thoái hóa khớp

beo-phi-cua-tre-dan-den-thoai-hoa-khop

Trẻ béo phì dễ có nguy cơ mắc các bệnh về xương khớp, đặc biệt là khớp gối chịu do thường xuyên phải chịu áp lực từ thể trọng quá nặng.

  • Nguy cơ bệnh tim mạch cao

benh-ly-tim-mach-o-tre-beo-phi

Trẻ bị béo phì có nguy cơ bị xơ vữa động mạch gấp 7,3 lần bình thường. Đối với bệnh động mạch vành là 1,8 lần. Tử vong do bệnh viêm mạch vành, nhồi máu cơ tim tăng gấp 2,3 lần so với trẻ có cân nặng bình thường.

Làm sao để trẻ đạt và duy trì được cân nặng khỏe mạnh

Để ngăn chặn chứng béo phì ở trẻ em, các mẹ cần chú ý đến vấn đề ăn uống và chế độ tập luyện của trẻ.

Cha mẹ trẻ có thể tham khảo một số gợi ý sau:

  • Tạo thói quen đều đặn ăn 4 bữa ăn/ngày. Kể cả bữa ăn phụ, nhẹ đầu buổi chiều, hạn chế cho trẻ ăn nhiều đồ ngọt, chất béo cao,…
  • Cho trẻ ăn 5 phần trái cây hoặc rau quả mỗi ngày; hạn chế những loại trái cây ngọt nhiều năng lượng như chuối, sầu riêng, xoài…
  • Tăng cường rau quả vào những bữa ăn hàng ngày của trẻ. Lý tưởng nhất là 5 trái cây/ngày. Mẹ nên hạn chế cho trẻ ăn nhiều những loại trái cây ngọt và nhiều năng lượng như chuối, sầu riêng,…
  • Hạn chế các món ăn giàu chất đạm như thịt, cá, trứng…
  • Trẻ vô cùng thích đồ ngọt, đặc biệt là các loại bánh kem, bánh quy, bánh ngọt,… Tuy nhiên mẹ có thể thay thế bằng bằng bánh mì trắng, các loại bánh mì làm bằng bột gạo lứt.
  • Hạn chế tối đa các loại phomat khô, chỉ nên dùng 1 lát/ngày và ưu tiên cho các loại sữa chua.Không nên bỏ các chất tinh bột như cơm, bột gạo, bánh mì, khoai tây…

Điều quan trọng mà các mẹ cần chú ý là làm sao đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng hợp lý và cần thiết của trẻ ở các lứa tuổi trong khẩu phần ăn hàng ngày. Ở tuổi lên 1, khẩu phần  chất protein của trẻ chỉ khoảng 30g/ngày, đến 4-5 tuổi là 50g/ngày, đến năm 12 tuổi là 100-120g/ngày.

Bên cạnh đó hoạt động thể chất là vô cùng cần thiết, phải cho trẻ tiến hành các hoạt động tập luyện thể dục thể thao hàng ngày. Mọi thắc mắc về bệnh béo phì của trẻ sẽ được tư vấn tận tình khi quý vị gọi theo hotline 1900 1806.

Hãy nhận xét nội dung của tôi !