Giới Thiệu Về Bản Đồ Thông Tin Dịch Tễ Covid-19 Hà Nội

ban-do-covid-19-ha-noi

Bản đồ thông tin dịch tễ Covid-19 Hà Nội giúp người dân có thể xác định đâu là “vùng đỏ”, “vùng cam”,”vùng xanh” của Thành phố Hà Nội. Người dân có thể tìm kiếm, phát hiện các vấn đề liên quan đến dịch Covid-19 xung quanh địa bàn mình hoặc tại một vị trí bất kỳ ở Hà Nội trên Bản đồ thông tin dịch tễ Covid-19 Hà Nội tại địa chỉ: https://covidmaps.hanoi.gov.vn 

Tính đến thời điểm hiện tại, theo thông tin trên bản đồ dịch tễ Covid-19 Hà Nội,  sáng 7/9, Hà Nội ghi nhận có 10 “vùng đỏ” gồm các quận Thanh Xuân, Đống Đa, Hoàng Mai, Hai Bà Trưng, Hà Đông, Ba Đình, Bắc Từ Liêm, các huyện Đông Anh, Thanh Trì, Hoài Đức. “Vùng xanh” gồm thị xã Sơn Tây, các huyện Ba Vì, Phúc Thọ và Chương Mỹ. Các quận huyện còn lại thuộc “vùng cam” và “vùng vàng”.

Tổng số ca dương tính từ ngày 29/04/2021 đến 5h25 sáng 07/09/2021 ghi nhận là 3.580 ca, F1 ghi nhận là 17.450 ca, lấy mẫu xét nghiệm được 19.116 người , cách ly tập trung 4.872 ca. Tính đến 5h25 sáng 07/09/2021 trong ngày ghi nhận 53 ca, F2 ghi nhận là 78.323 ca, đã hồi phục 2.059 ca.Cách ly tại là 0 ca.

Từ ngày 29/08/2021 đến 07/09/2021, Việt Nam ghi nhận số ca nhiễm là 536.788 ca, đang điều trị là 221.942 ca, chữa khỏi là 301.457 ca, tử vong là 13.385 ca.

Trên thế giới tổng số ca nhiễm là 221.905.506 ca, đang điều trị là 18.817.463 ca, chữa khỏi là 198.500.628 ca, tử vong là 4.587.415 ca.

Hà Nội tiếp tục giãn cách xã hội từ ngày 6/9 – 21/9

Hiện nay, số lượng ca F0 trong cộng đồng vẫn tăng, nguy cơ tại một số ổ dịch còn phức tạp, nhất là tình trạng người dân ra đường vẫn nhiều. Theo chuyên gia y tế, việc Hà Nội có tiếp tục giãn cách xã hội từ ngày 6/9/2021 – 21/09/2021 lãnh đạo TP cân nhắc kỹ lưỡng trên cơ sở diễn biến tình hình dịch hiện tại và dự báo nguy cơ.

Từ 6h ngày 6/9/2021 đến 6h ngày 21/9/2021, thành phố quyết định triển khai các biện pháp phòng chống dịch tại 3 vùng.

  • Vùng 1: Khu vực đô thị trung tâm với mật độ dân cư cao, tập trung các cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh dịch vụ được xác định là vùng đỏ, tập trung nhiều khu vực, nhiều đối tượng nguy cơ rất cao.

Biện pháp áp dụng trong phòng, chống dịch: Tiếp tục áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ và áp dụng một số biện pháp ở mức cao hơn.

Tăng cường giãn cách xã hội với những biện pháp mạnh hơn nữa tại Vùng 1 (Vùng nội đô) để kiểm soát chặt nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng, khoanh vùng xử lý triệt để các ổ dịch, không để dịch bệnh lây lan giữa các khu vực, làm sạch dần tiến đến “xanh hóa” toàn bộ các khu vực; tăng cường giãn cách xã hội phải thực hiện nghiêm ngặt, chặt chẽ các yêu cầu người cách ly với người, nhà cách ly với nhà, “ai ở đâu, ở đó”, không để “chặt ngoài, lỏng trong”.

Quản lý chặt chẽ hoạt động của người dân và các tổ chức, cơ quan, đơn vị trên địa bàn thành phố; hướng dẫn cụ thể và cấp giấy đi đường cho các đối tượng, phương tiện được phép di chuyển trên địa bàn (trong đó bao gồm hoạt động chính trị, ngoại giao, công vụ, dịch vụ công ích thiết yếu, phòng chống dịch; khám chữa bệnh, xét nghiệm, tiêm chủng của người dân…).

Tổ chức quản lý chặt chẽ, thực hiện nghiêm quy định giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ đối với toàn bộ các chốt kiểm soát ra-vào thành phố, các chốt ra – vào tại vùng 1 và đối với các cá nhân, phương tiện lưu thông trên địa bàn thành phố theo nguyên tắc chỉ các cá nhân, phương tiện “được phép mới ra đường”, “ai ở đâu, ở đó”, “người ở vùng nào thì ở vùng đó”. Kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

  • Vùng 2 (phía Bắc, Đông sông Hồng): Được phân cách bởi hệ thống sông Hồng, sông Đuống với Vùng 1. Phòng chống nguy cơ xâm nhập phía Bắc, Đông Bắc. Trong tam giác công nghiệp phía Bắc, có tính “độc lập” cao. Phạm vi gồm toàn bộ địa giới hành chính của 5 quận/huyện: Long Biên, Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh.

Biện pháp áp dụng trong phòng, chống dịch: Thực hiện các biện pháp theo Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 27/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ và áp dụng một số biện pháp ở mức cao hơn để đẩy mạnh và duy trì sản xuất an toàn theo phương án đã được phê duyệt.

  • Vùng 3 (phía Tây, phía Nam thành phố): Vùng sản xuất nông nghiệp và các khu, cụm công nghiệp, có mật độ và sinh hoạt dân cư đặc trưng nông nghiệp, có phần đô thị hóa với mật độ dân cư thấp.

Biện pháp áp dụng trong phòng, chống dịch: Thực hiện các biện pháp theo Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 27/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ và áp dụng một số biện pháp ở mức cao hơn theo nguyên tắc mỗi xã, phường, khu dân cư, khu sản xuất là một pháo đài chống dịch, kết hợp tuân thủ 5K và cách ly các khu dân cư khi có dịch.

Các bước cấp giấy đi đường mẫu mới ở Hà Nội

Từ 6/9, 3 nhóm ra đường trong giãn cách vẫn do Thủ trưởng cơ quan cấp giấy; 3 nhóm còn lại chuyển về Phòng Cảnh sát giao thông và Công an phường, xã cấp.

quy-trinh-cac-buoc-cap-giay-di-duong-mau-moi-tai-ha-noi

Ngày 5-9, Công an thành phố Hà Nội đã ra thông báo về đối tượng, trình tự thủ tục duyệt cấp giấy đi đường có nhận dạng, thẻ đi mua hàng thiết yếu phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19 trong vùng 1.

Kiểm soát dịch triệt để ở ”vùng đỏ”, bảo đảm ”vùng xanh” có thể sản xuất, kinh doanh

Tại Chỉ thị số 06-CT/TU về “Tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố” ban hành ngày 1-9, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội chỉ đạo xây dựng phương án phòng, chống dịch sau đợt giãn cách thứ 3 trên địa bàn thành phố theo phương châm siết chặt hơn, áp dụng một số biện pháp cao hơn đối với những khu vực nguy cơ rất cao, nguy cơ cao, khu vực “vùng đỏ”, “vùng da cam”.

Đối với khu vực “vùng xanh”, giao cho đồng chí Bí thư cấp ủy và Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã phê duyệt từng phương án để tổ chức sản xuất kinh doanh, hỗ trợ sản xuất hàng hóa cho khu vực “vùng đỏ, “vùng da cam”, bảo đảm khoa học, chặt chẽ, phát huy hiệu quả công tác phòng, chống dịch.

Kể từ ngày 24-7, thành phố thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Qua ý kiến đánh giá của các chuyên gia cũng như diễn biến tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố cho thấy, đây là một quyết định đúng đắn, chính xác và rất kịp thời.

Bởi, khi áp dụng Chỉ thị số 16/CT-TTg, thành phố đã đặt ra mục tiêu, hạn chế dịch bệnh từ các địa phương khác vào thành phố và đặc biệt là tranh thủ thời gian giãn cách giảm tốc độ lây truyền của dịch bệnh. Thời gian qua, thành phố đã tập trung các nguồn lực để bóc tách nguồn bệnh ra khỏi cộng đồng. Nếu không thực hiện giãn cách thì tình hình dịch trên địa bàn thành phố có thể đã diễn biến phức tạp, khó lường hơn.

Tuy nhiên, ở một số nơi, như: Phường Văn Chương, phường Văn Miếu (quận Đống Đa), Kim Đồng (phường Giáp Bát, quận Hoàng Mai)…, nhất là ở phường Thanh Xuân Trung (quận Thanh Xuân), tỷ lệ người nhiễm tương đối cao. Những ngày gần đây, tại những “điểm nóng” này vẫn liên tục phát hiện những ca dương tính mới.

Chỉ thị này được đưa ra dựa trên đánh giá nguy cơ về mặt dịch tễ, qua công tác giám sát dịch và theo đề xuất của các ngành: Y tế, Công an, Quân đội, Công Thương… làm sao cho phù hợp nhất để bảo đảm người dân ở “vùng xanh” vẫn có thể sản xuất, kinh doanh; còn tại những vùng nguy cơ, như “vùng đỏ”, “vùng cam” tiếp tục được giám sát dịch một cách chặt chẽ, triệt để. Tới đây, thành phố tiếp tục thực hiện việc sàng lọc, giám sát dịch tại những địa bàn nguy cơ cao ở các quận vùng lõi nội đô, như: Đống Đa, Ba Đình, Tây Hồ, Hoàng Mai, Hai Bà Trưng…

Trong giai đoạn hiện nay, quan điểm về việc phân bổ vắc xin có những thay đổi so với những giai đoạn trước, tập trung vào 5 nhóm đối tượng:

  • Người đã tiêm mũi 1 đủ thời gian để tiêm mũi 2
  • Người làm trong các chuỗi cung ứng dịch vụ thiết yếu
  • Người trong nhóm nguy cơ, người sinh sống tại “vùng đỏ”
  • Công nhân tại khu công nghiệp
  • Người tham gia chống dịch. Đặc biệt, ở những vùng nguy cơ cao, khu vực phong tỏa, cách ly sẽ được phân bổ vắc xin nhiều hơn để bảo đảm điều kiện cho người dân ở những nơi này được tiếp cận với vắc xin một cách sớm nhất.

Hơn nữa, thành phố cũng đề nghị các quận, huyện, thị xã ưu tiên tiêm chủng cho 3 đối tượng:

  • Người mắc bệnh mạn tính
  • Người trên 65 tuổi
  • Phụ nữ đang mang thai trên 13 tuần.

Người dân sau khi được tiêm chủng vắc xin phòng bệnh vẫn phải bảo đảm tuân thủ “5K”, nhất là hạn chế tiếp xúc. Bởi, trên thực tế, sau khi tiêm vắc xin vẫn có thể bị nhiễm vi rút. Ngoài ra, người dân cần nâng cao ý thức trong công tác phòng, chống dịch.

Khi có biểu hiện, triệu chứng nghi nhiễm bệnh, người dân cần chủ động khai báo y tế, đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời. Cùng với đó, khi phát hiện những hành vi vi phạm công tác phòng, chống dịch, cần báo ngay cho chính quyền địa phương để xử lý kịp thời, tránh lây lan trong cộng đồng.

Đặc biệt, khi phát hiện những người đi, đến, ở những vùng có dịch về địa phương, cần phải khai báo kịp thời với tổ Covid-19 cộng đồng và chính quyền địa phương. Từ đó, nhanh chóng đưa người đó đi xét nghiệm sàng lọc, cách ly theo đúng quy định của Bộ Y tế.

Hãy nhận xét nội dung của tôi !