Mang thai ngoài tử cung có em bé không?

Sức khỏe cho phụ nữ
89 / 100

Mang thai ngoài tử cung là trường hợp tế bào trứng đã thụ tinh không di chuyển đến tử cung mà bám vào thành ống dẫn trứng để phát triển. “Sau mang thai ngoài tử cung có con được không?” là nỗi lo lắng của nhiều chị em. Hãy cùng tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!

mang-thai-ngoai-tu-cung-co-em-be-khong-01

Mang thai ngoài tử cung là gì?

Khi mang thai, quá trình thụ tinh sẽ diễn ra trong ống dẫn trứng, tế bào trứng di chuyển đến tử cung. Tại đây, trứng đã thụ tinh sẽ bám vào thành tử cung để phát triển thành thai nhi hoàn chỉnh. Tuy nhiên, có những trường hợp tế bào trứng đã thụ tinh không di chuyển đến tử cung mà bám vào thành ống dẫn trứng để phát triển. Tình trạng này được gọi là mang thai ngoài tử cung hay chửa ngoài dạ con.

 

Thai có thể làm tổ ở nhiều vị trí khác nhau: vòi tử cung, buồng trứng, cổ tử cung, ổ bụng, thậm chí ngoài ổ phúc mạc. Tuy nhiên khoảng hơn 95% trường hợp thai ngoài tử cung xảy ra ở vòi tử cung. Đây không phải là nơi an toàn để phôi thai phát triển. Phôi thai càng lớn, vòi trứng càng phải căng ra, nếu bị vỡ, máu chảy vào ổ bụng sẽ vô cùng nguy hiểm đến tính mạng của thai phụ. Theo thống kê, có khoảng 4-5 trên 1000 phụ nữ mang thai bị chửa ngoài tử cung.

 

Nguyên nhân dẫn đến mang thai ngoài tử cung?

Thai ngoài tử cung thường do các nguyên nhân chủ yếu sau:

– Viêm nhiễm vòi trứng, viêm vùng chậu do mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục như lậu, chlamydia hoặc do nạo phá thai.

– Do tắc, hẹp vòi trứng bẩm sinh

– Mắc các bệnh u nang buồng trứng, lạc nội mạc tử cung, hậu quả của việc từng phẫu thuật vòi trứng 

– Phụ nữ nghiện thuốc lá, sống lâu dài trong môi trường có khói thuốc lá. Chất độc nicotin phá hủy các nhung mao trên thành ống dẫn trứng, giảm cử động vòi trứng khiến quá trình hợp tử di chuyển về tử cung khó khăn.

Mang thai ngoài tử cung có thể có con được không?

Chị em hoàn toàn có thể mang thai và có con được nếu tình trạng thai ngoài tử cung đã được điều trị dứt điểm trước đó. Nghĩa là phải đảm bảo không còn các nguyên nhân gây bệnh trên cơ thể bệnh nhân. Đồng thời đảm bảo cơ quan sinh dục vệ sinh và an toàn trong lần mang thai tiếp theo.

Cách điều trị mang thai ngoài tử cung

  • Chẩn đoán thai ngoài tử cung

Bác sĩ sẽ chẩn đoán qua khám vùng chậu, siêu âm và xét nghiệm máu. Trong đó:

    • Khám vùng chậu để kiểm tra có dấu hiệu mang thai ngoài tử cung trong ống dẫn trứng hay không. Đồng thời kiểm tra kích thước của tử cung. Đối với thai kỳ khỏe mạnh, kích thước của tử cung sẽ tăng. Nhưng với thai ngoài tử cung, tử cung sẽ không tăng kích thước.
    • Siêu âm để biết tình trạng của tử cung và ống dẫn trứng. Phương pháp này giúp kiểm tra vị trí thai tuy nhiên chỉ hiệu quả trong giai đoạn đầu.
    • Xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ hormone. Đối với thai kỳ khỏe mạnh, nồng độ hCG sẽ tăng lên sau mỗi 2 ngày. Nồng độ bất thường có thể là dấu hiệu của mang thai ngoài tử cung hoặc sảy thai. 

 

  • Phương pháp điều trị mang thai ngoài tử cung

mang-thai-ngoai-tu-cung-co-em-be-khong-02

Chửa ngoài tử cung được điều trị tùy theo thời gian chẩn đoán mang thai và tình trạng cơ thể:

– Khi ống dẫn trứng chưa vỡ: Phát hiện sớm thai ngoài tử cung có thể tránh được nguy cơ vỡ ống dẫn trứng và có nhiều cách để điều trị:

    • Dùng thuốc để ngăn chặn sự phát triển của mô thai
    • Phẫu thuật nội soi để loại bỏ phôi thai
    • Rạch một đường nhỏ trên ống dẫn trứng để bảo toàn ống dẫn trứng

– Khi ống dẫn trứng đã vỡ: Nếu thai nhi đã phát triển đủ lớn để phá vỡ ống dẫn trứng, bắt buộc phải thực hiện phẫu thuật khẩn cấp để cầm máu. Nếu ống dẫn trứng và buồng trứng bị hư hỏng nặng, cần phải phẫu thuật để loại bỏ.

Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc về việc sau mang thai ngoài tử cung có con được hay không.Nếu cha mẹ vẫn còn thắc mắc, hãy liên hệ ngay hotline 19001806 để được tư vấn và đặt lịch khám cùng cácbác sĩ  tại  Bệnh viện Đa khoa Phương Đông .

Hãy nhận xét nội dung của tôi !